cắt viền bình dương

cắt viền bình dương

cắt viền bình dương

cắt viền bình dương

cắt viền bình dương
cắt viền bình dương
0979 370 261 (Mr.Giang) - 0917 175 313 (Mr. Túc)
Ngành dệt may Bình Dương: Nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu

Chiến tranh thương mại Trung Quốc - Mỹ được xem là cơ hội cho ngành dệt may trong nước khi Mỹ đã và đang có xu hướng chuyển dần đơn hàng dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam.

 Cơ hội bứt phá tại thị trường Mỹ

Trong những tháng đầu năm 2018, trước căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc - Mỹ lên cao, nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra cho nhóm doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước. Một bên cho rằng rủi ro về biến động tỷ giá, đơn hàng, tính bảo hộ… sẽ tác động tiêu cực lên ngành dệt may trong nước; bên khác thì nhận định việc chuyển dịch dòng hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bối cảnh nói trên.

                                                                     

Dây chuyền sản xuất may mặc tại Công ty Chutex. Ảnh: XUÂN THI

Tại tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng năm 2018 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may ước đạt 1.886,6 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 10,8% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Tốc độ tăng trưởng mặt hàng này của các DN trong tỉnh tại những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đều tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng mở rộng thì số lượng đơn hành dịch chuyển vào Việt Nam tăng lên.

Các chuyên gia đánh giá, trước mắt tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế của Việt Nam rất ít, không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Theo Hiệp hội Dệt may Bình Dương, ngành dệt may Việt Nam đang ở vị thế tương đối tốt trong ngành dệt may thế giới. Những năm qua, DN dệt may Việt Nam đã đi vào hướng làm những mặt hàng khó. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm trong việc chuyển đổi mô hình từ chỗ chỉ toàn làm OEM (gia công) sang làm FOB (tự chủ nguyên phụ liệu), ODM (tự thiết kế, sản xuất). Đến nay, tỷ lệ gia công thuần túy của các DN dệt may trong nước chỉ còn 30 - 35%, FOB đạt 55 - 60%, còn ODM đạt gần 10%.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đặt ra thách thức lớn của ngành dệt may trong nước đó là tính cạnh tranh sẽ rất cao. Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 10% trong năm 2018, ngành dệt may trong nước cần nỗ lực lớn và phải có sách lược đúng đắn trong thời gian tới.

-Nguồn baobinhduong-

Tin tức
VIDEO CLIP
Liên hệ với chúng tôi
Chỉ cần nhập thông tin vào bên dưới và nhấn gửi, chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng
2019 Copyright © CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC THUẬN AN. All rights reserved.