cắt viền thuận an

cắt viền thuận an

cắt viền thuận an

cắt viền thuận an

cắt viền thuận an
cắt viền thuận an
0979 370 261 (Mr.Giang) - 0917 175 313 (Mr. Túc)
Triển vọng ngành dệt may 2019: Chinh phục các thị trường khó tính

Truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc của một số thị trường như Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)…đối với hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Bởi vậy, thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) Dệt may Việt Nam dễ dàng bước chân vào các thị trường khó tính này.

                                                                                      

Ngành dệt may cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực…thay vì chỉ đơn thuần chú ý dến số lượng đơn hàng.Xuất khẩu dệt may tiếp đà tăng trưởng

Nhận định trên được giới chuyên gia ngành dệt may đưa ra tại Hội thảo Triển vọng phát triển ngành dệt may năm 2019 do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tổ chức vào sáng 20/9. Tiếp đà năm 2017, 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt trên 23 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Cục Xuất nhập khẩu đưa ra dự báo, xuất khẩu cả năm 2018 có thể đạt 35 tỷ USD.

Tại Hội thảo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết, tiếp tục phát huy những kết quả của năm 2017 và 2018, năm 2019, ngành dệt may nước nhà tiếp tục có đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, năm 2019 sẽ là một năm nhiều thách thức đối với ngành dệt may. Đây là giai đoạn ngành này cần sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, một vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu: Chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thương hiệu riêng (ODM và OBM) với mong muốn mang lại giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có tác động lớn đến ngành dệt may, buộc ngành này phải thay đổi và đầu tư mạnh mẽ hơn cho thiết bị, cũng như nhân sự. Đối với ngành dệt may trong thời gian tới, nỗ lực cần phải hướng đến đó là đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư vào thiết kế…thay vì chỉ đơn thuần xem số lượng đơn hàng là bao nhiêu và mức tăng trưởng ra sao.

Theo đánh giá của TS Trần Văn Quyến - Đại diện Công ty The Woolmark, ngành dệt may nước nhà thời gian qua tăng trưởng khá nhanh, và có sự tham gia của nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ quốc tế... tuy nhiên, sự phát triển vẫn chưa cân đối. Phát triển nhanh nhất là lĩnh vực may mặc, nhưng các lĩnh vực khác như dệt nhuộm, thiết kế vẫn còn nhiều khoảng trống.

“Chúng ta phát triển khá nhanh song quy mô của các DN trong ngành vẫn chủ yếu là vừa và nhỏ, phương thức sản xuất vẫn chủ yếu là gia công, FOB chiếm tỷ lệ thấp, khả năng sản xuất OEM, ODM còn hạn chế” – ông Quyến nêu quan điểm.

Tại Hội thảo, hầu hết các ý kiến cho rằng, xuất khẩu dệt may của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh, và thường nằm trong top các quốc gia xuất khẩu hàng may mặc cao, chỉ sau Trung Quốc, Bangladesh, tuy nhiên, nguyên liệu cho ngành dệt may vẫn chủ yếu là nhập khẩu (nguyên liệu nhập khẩu đến 70%), nên kéo giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may.

Vai trò của truy xuất nguồn gốc

Nhiều ý kiến chuyên gia nhấn mạnh đến vai trò của việc truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm dệt may trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ. “Hiện nay, tiêu chuẩn toàn cầu về nguyên liệu cho ngành dệt may phải là nguyên liệu hữu cơ, không qua công nghệ xử lý hóa chất để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt đối với thị trường nhập khẩu sản phẩm dệt may tại châu Âu, người ta đòi hỏi sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu rất cao, liên quan đến chứng nhận xuất xứ nguồn nguyên liệu, do đó vấn đề truy xuất nguồn gốc giữ vai trò vô cùng quan trọng” - ông Quyết nhấn mạnh.

Cũng khẳng định vai trò của việc truy xuất nguồn gốc, ông Bùi Viết Hồng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chống hàng giả Việt Nam (Vina CHG), cho hay truy xuất nguồn gốc là một trong những quy định bắt buộc của một số thị trường như Mỹ, Anh, , Ấn Độ, Canada, EU… đối với hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Các sản phẩm dệt may Việt Nam nếu thực hiện tốt yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì việc bước chân vào các thị trường khó tính nói trên không phải là khó. Mặc dù vậy, các DN Việt Nam lâu nay lại không quan tâm nhiều đến việc truy xuất nguồn gốc, vấn đề này chỉ mới nổi lên trong vòng vài ba năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện các cam kết thương mại tự do, trong khi thế giới đã thực hiện từ rất lâu.

“Truy xuất nguồn gốc giúp chúng ta có thể định vị được sản phẩm trong toàn chuỗi cung ứng, giúp minh bạch thông tin. Đối với những sản phẩm lỗi, nhờ truy xuất nguồn gốc có thể thu hồi nhanh chóng, và toàn diện để có thể loại bỏ hoặc điều chỉnh. Và đặc biệt, yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, giúp bảo vệ được thương hiệu cho DN trên thương trường” - ông Hồng phân tích.

Đáng chú ý, theo ông Hồng, trong bối cảnh hiện nay, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa giảm nhiệt, nguy cơ hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam sau đó gắn mác Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ, thì việc các DN dệt may thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ ngăn chặn được tối đa nguy cơ này. 

Minh Phương

Nguồn: Báo mới.

 

Tin tức
VIDEO CLIP
Liên hệ với chúng tôi
Chỉ cần nhập thông tin vào bên dưới và nhấn gửi, chúng tôi sẽ phản hồi nhanh chóng
2019 Copyright © CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC THUẬN AN. All rights reserved.